HƯỚNG DẪN PHÂN BIỆT CHI TIẾT 4 MÃ ĐỊA ĐIỂM TRÊN TỜ KHAI HẢI QUAN XUẤT KHẨU

HƯỚNG DẪN PHÂN BIỆT CHI TIẾT 4 MÃ ĐỊA ĐIỂM TRÊN TỜ KHAI HẢI QUAN XUẤT KHẨU

Trong nghiệp vụ xuất khẩu, việc khai báo chính xác các mã địa điểm trên tờ khai hải quan là rất quan trọng. Mỗi mã đại diện cho một khâu cụ thể trong quy trình giao nhận và vận chuyển hàng hóa. Dưới đây là hướng dẫn phân biệt 4 mã địa điểm quan trọng cần lưu ý khi khai tờ khai xuất khẩu:

(1) MÃ ĐỊA ĐIỂM CHỜ THÔNG QUAN DỰ KIẾN

 Ý nghĩa:
Là địa điểm hàng hóa đang thực tế tập kết và chờ làm thủ tục thông quan.

 Hướng dẫn khai báo:

  • Nếu doanh nghiệp có mã kho đã đăng ký với Hải quan, thì sử dụng mã kho này.
     
  • Nếu không có mã kho, sử dụng mã địa điểm tạm (do Chi cục Hải quan nơi mở tờ khai quy định).
     
  • Trường hợp DN mở tờ khai tại Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất, và yêu cầu mang hàng hạ bãi trước khi mở tờ khai, thì:  (1) = (4) (tức địa điểm chờ thông quan chính là nơi giao hàng cho hãng vận chuyển).

 Ví dụ:
Doanh nghiệp tập kết hàng tại kho A (có mã kho: VN123), thì nhập VN123 vào ô (1).

(2) MÃ ĐỊA ĐIỂM NHẬN HÀNG CUỐI CÙNG (FINAL PLACE OF DELIVERY)

 Ý nghĩa:
cảng hoặc sân bay nước ngoài, nơi hàng hóa sẽ được giao đến cho người nhận cuối cùng.
Hay còn gọi là đích đến quốc tế.

 Định dạng:

  • Gồm 5 ký tự:
    • 2 ký tự đầu là mã nước (theo chuẩn ISO 3166-1 Alpha-2),
    • 3 ký tự sau là mã cảng/sân bay (theo quy định của hải quan và hãng vận chuyển).

 Ví dụ:

  • SGSIN → Cảng Singapore
  • JPNRT → Sân bay Narita, Nhật Bản

 Lưu ý: Không được nhầm mã này với điểm trung chuyển hoặc nơi hạ bãi.

(3) MÃ ĐỊA ĐIỂM XẾP HÀNG (PORT OF LOADING)

 Ý nghĩa:
cảng hoặc sân bay tại Việt Nam nơi hàng hóa thực sự được xếp lên tàu/máy bay để rời khỏi lãnh thổ Việt Nam.

 Cách hiểu:
Đây chính là cửa khẩu xuất hàng, phản ánh địa điểm hàng hóa chính thức rời khỏi Việt Nam.

 Định dạng:

Mã gồm 5 ký tự: 2 ký tự đầu là "VN" (mã nước Việt Nam), 3 ký tự sau là mã cảng.
  Ví dụ:

  • VNSGN → Cảng Cát Lái, TP. HCM
     
  • VNHAN → Cảng Hải Phòng 

Với hàng đi đường biển (SEA): Khai theo Port of Loading ghi trong booking của hãng tàu.

Với hàng đi đường hàng không (AIR): Khai sân bay hàng rời đi như SGN, HAN,…

(4) MÃ ĐỊA ĐIỂM ĐÍCH CHO VẬN CHUYỂN BẢO THUẾ (PLACE OF DELIVERY FOR EXPORT)

Ý nghĩa:
địa điểm cuối cùng tại Việt Nam, nơi doanh nghiệp giao hàng cho hãng vận chuyển (hãng tàu/hãng bay hoặc đại lý forwarder) để họ tiếp tục vận chuyển hàng ra nước ngoài.
Đây được hiểu là địa điểm hạ bãi (CY/CFS/warehouse) do hãng vận chuyển chỉ định.

 Phân loại theo phương thức vận chuyển:

Loại hàng

Thể hiện trên booking

Mô tả

AIR

Warehouse / Place of Delivery / Export Receiving

Kho tiếp nhận hàng để chuẩn bị xuất khẩu

LCL

CFS Warehouse / Stuffing Location / Cargo Delivery To

Kho CFS để đóng chung hàng

FCL

Drop-off / Full Return CY / Inland Return To

Bãi container (CY) để hạ container đầy

Ví dụ:

  • Hàng AIR: Hãng bay chỉ định giao tại kho TCS → ghi mã kho tương ứng.
     
  • Hàng LCL: Giao tại kho CFS Tân Thuận → sử dụng mã kho Tân Thuận.
     
  • Hàng FCL: Hãng tàu yêu cầu hạ container tại CY Cát Lái → ghi mã bãi CY Cát Lái.

(5) TỔNG KẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC MÃ:

Thể hiện

Nơi xảy ra

Ý nghĩa chính

(1)

Chờ thông quan

Tại kho DN hoặc nơi tập kết

Nơi khai báo hải quan chuẩn bị thông quan

(2)

Nhận hàng cuối

Ở nước ngoài

Đích đến cuối cùng trong giao dịch

(3)

Xếp hàng

Cảng/sân bay VN

Nơi hàng chính thức rời khỏi VN

(4)

Giao cho hãng

Bãi/kho tại VN

Nơi DN bàn giao hàng cho hãng vận chuyển

Lưu ý khi khai báo:

  • Khai đúng mã giúp tờ khai hợp lệ, tránh lỗi khi truyền tờ khai và giúp quá trình thông quan nhanh chóng.
  • Việc hiểu rõ chức năng từng mã sẽ hỗ trợ tốt hơn trong việc làm việc với hãng tàu, forwarder và cơ quan hải quan.

 


Bạn cũng có thể thích